Tin tức xe
27/04/2018
Phân Biệt Đèn Xenon Và Bi Xenon
Bóng Xenon - Cầu Projector Tụ Ánh Sáng
Đặc điểm của đèn Xenon là không có dây tóc như các loại đèn Halogen hay đèn Wonfram, thay vào đó là hai bản cực điện đặt trong khí trơ Xenon, được bao bọc bằng bình thuỷ tinh thạch anh. đèn xenon có dải sáng từ 3000k đến 6000k
Đèn Xenon Được phát sáng khi có nguồn điện cao áp chạy qua, để sử dụng cho điện áp 1 chiều 12Vol Hoặc 24 Vol... Thì Cần 1 thiết bị kích dòng điện lên hiệu điện thế cao.
Bộ Bóng Đèn Và Ballast Kích Nguồn
Đèn xenon tạo ra luồng sáng sáng hơn đèn halogen và tỏa nhiệt ít hơn. Về cơ bản thì nó có nguyên tắc hoạt động giống như bóng đèn neon trong nhà.Đèn xenon tạo ra ánh sáng màu xanh-trắng và cường độ sáng rất cao, gấp từ 2 đến 3 lần đèn halogen, và có thể gây lóa mắt đối với các xe khác. Do đó một số nước có luật bắt buộc những xe trang bị đèn xenon phải đi kèm chức năng tự tắt pha khi có xe đối diện và rửa đèn tự động.
Đèn xenon cần một nguồn điện lớn để khởi động, nhưng sau đó cần rất ít điện năng để duy trì độ sáng ổn định. Đèn xenon chỉ cần công suất khoảng 35 W để hoạt động, và có tuổi thọ vào khoảng 2000 giờ.
Bóng đèn xenon tuy có tuổi thọ dài và phát ra ít nhiệt nhưng có chi phí khá cao so với bóng đèn halogen. Nó cũng có cấu tạo phức tạp hơn, vì cần có bộ tăng phô để tạo ra điện áp cao lúc khởi động.
Ballast Cao Cấp Hãng IPHCAR
Bi- Xenon Là Gì
Bóng Bi-Xenon sẽ được bao bọc bởi một Projector bên ngoài. Khi đóng nguồn điện, giữa hai bản cực này sinh ra hiện tượng phóng tia lửa điện sinh ra kích thích các phân tử khí trơ Bi-Xenon lên mức năng lượng cao. Sau khi bị kích thích, các phân tử khí Bi-Xenon sẽ giải phóng năng lượng để trở về trạng thái Bi. Đèn Bi-Xenon gương cầu Projector gom ánh sáng giúp người đi ngược chiều không bị lóa mắt.
Bi Xenon Sử dụng 1 bóng đèn tạo pha xa và cốt gần ( Cos) gần nhờ 1 thiết bị tấm chắn trong Projector Sử dụng điện để kéo tấm chắn nên đèn Bi Xenon Chính Là Bóng Cầu Xenon Có Chế Độ Pha Cốt.
Cấu Tạo Của Đèn Cầu - BI XENON.
Tuổi thọ Bi-Xenon rất cao, tiết kiệm chi phí thay thế gấp 2 lần so với Halogen.
Kinh Nghiệm Để Tăng Độ Sáng của hể thống chiếu sáng hiện nay phổ biến nhất là sử dụng Đèn Gầm Bi Xenon để lắp kết hợp với đường điện Pha Của xe, với cách lắp đặt đơn giản nhất, cho ánh sáng mạnh mà chi phí rẻ nhất hiện nay. sủ dụng Đèn Gầm Bi Xenon Thật Sự An Toàn và tính Nhân Văn Rất Cao.
26/04/2018
0 nhận xét
Hiện nay, đang có 4 công nghệ chiếu sáng chính trên xe hơi là đèn Halogen, Xenon, LED và Laser. Đèn pha Halogen được trang bị phổ biến cho các ô tô hiện nay, một số ô tô cao cấp hơn trang bị đèn pha Xenon hay LED và mới nhất là công nghệ đèn pha Laser. Mỗi loại công nghệ đều có ưu nhược điểm riêng.
Ngoài ra hiện nay trên thị trường còn xuất hiện lại đèn lưỡng tính đó là bi Xenon
Những khác biệt chính:
So sánh về màu sắc ánh sáng:
Đèn LED: 6.000 độ K trở lên
Đèn Xenon: 4.500 độ K
Đèn Halogen: 3.200 độ K
Đèn LED chiếu sáng tốt hơn các biển báo trong đêm, trong khi đèn Xenon chiếu sáng tốt hơn khu vực hai bên đường. Điều này một phần là vì đèn Xenon thường tạo ra nhiều ánh sáng hơn đèn LED.
Đèn pha LED và Xenon cung cấp một vùng ánh sáng lớn trên đường trong khi đèn pha Halogen chỉ cung cấp một vùng ánh sáng nhỏ màu vàng phí trước đầu xe. Nếu bạn dang muốn ánh sáng cường độ cao, Xenon có thể là lựa chọn tốt nhất. Trong khi đó, đèn LED ít gây lóa hơn Xenon, tiêu thụ điện năng thấp và tuổi thọ cao nhưng lại đi kèm với mức giá cao hơn và nhìn chung đèn LED có cấu tạo phức tạp, và khó sửa chữa hơn đèn Xenon hay Halogen. Đèn Laser thì chỉ mới xuất hiện gần đây và chỉ được trang bị trên những chiếc siêu xe
So sánh về tuổi thọ đèn
Đèn LED: 15.000 giờ.
Đèn Xenon: 2.000 giờ, và có công suất khoảng 35 W
Đèn Halogen:1.000 giờ, và có công suất khoảng 55 W
1. Đèn Halogen
Được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường và được tìm thấy trên đa số các mẫu xe hiện nay. Những bóng đèn này tương tự như đèn sợi đốt và sử dụng dây tóc vonfram để tạo ra ánh sáng. Đèn Halogen sinh nhiệt cao nên dễ bị ảnh hưởng đến hiệu suất chiếu sáng.
Ưu điểm: Chi phí thay thế thấp, tuổi thọ cao
Nhược điểm: đi ban đêm đèn chiếu sáng kèm, đa số năng lượng bị biến thành nhiệt năng hô ích thay vì quang năng.
2. Đèn Xenon
Đèn Xenon tạo ra luồng sáng sáng hơn đèn Halogen và tỏa ít nhiệt hơn. Về cơ bản thì nó có nguyên tắn hoạt động giống như bóng đèn neon trong nhà. Đèn Xenon tạo ra ánh sáng màu xanh-trắng và cường độ sáng rất cao, gấp 2 đến 3 lần đèn Halogen nhưng có thể gây lóa mắt xe đối diện.
Đèn Xenon cần nguồn điện lớn để sử dụng nhưng chỉ cần rất ít điện năng để duy trì độ sáng ổn định.
Ưu điểm: Tuổi thọ cao, cường độ sáng cao, tiết kiệm nhiên liệu hơn Halogen, đi đêm rõ như ban ngày.
Nhược điểm: Chi phí thay thế tốn kém, gây lóa mắt xe đối diện.
Đèn Xenon IPHCAR do otogo.vn phân phối
* Đèn bi Xenon, bi Xenon projector:
Đèn Bi Xenon: Là loại đèn lưỡng tính, trong đó cho ra ánh sáng có cả pha và cos tức vừa chiếu xa và chiếu gần. Trong khi đó, đèn Xenon chỉ cho ra ánh sáng Cos tức chỉ chiếu gần.
Đèn Xenon Projector: Cái kính lúp hội tụ ánh sáng vào một điểm nếu có nam châm điện thay đổi góc chiếu sáng (cho đèn pha) thì sẽ thành Bi Xenon. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí các hãng xe thường không cho nam châm điện vào nên chỉ tạo ra đèn đèn cos.
3. Đèn LED
LED là đèn pha công nghệ mới, thay vì phát sáng bằng khí như Xenon hay sợi đốt của Halogen, đèn pha LED phát sáng thông qua các diode nhỏ khi có dòng điện kích thích. Loại đèn pha này chỉ có một nguồn năng lượng rất nhỏ nhưng có thể phát một lượng nhiệt đáng kể trên diode.
Đèn pha LED gồm những bóng đèn LED có kích cỡ nhỏ. Loại ánh sáng của đèn pha LED là ánh sáng định hướng chứ không phải khuếch tán nên đây là loại đèn pha cho chất lượng tốt tuy cường độ sáng không bằng Xenon. Đạt độ sáng tối đa cực nhanh chỉ trong một vài phần triệu của giây. Đây là lý do tại sao đèn LED chỉ thường được trang bị cho đèn báo rẽ hay đèn hậu. Chúng có thể tăng thời gian phản ứng của những lái xe khác lên 30%.
Ưu điểm: Tuổi thọ cao, sử dụng công suất thấp, thời gian phát sáng tối đa nhanh, kích cỡ nhỏ nên được chế tạo thành bất cứ hình nào.
Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp, chi phí thay thế rất cao, cường độ ánh sáng yếu hơn Xenon.
4. Đèn LASER
Là công nghệ chiếu sáng hiện đại nhất trên xe hơi, chỉ xuất hiện trên các mẫu xe siêu sang như BMW I8, AUDI A8 mới được trang bị công nghệ này. Đèn LASER được cho là tạo ra nguồn sáng mạng gấp 1000 lần đèn LED nhưng chỉ tiêu thụ một lượng điện năng bằng 2/3 hay 1/2 so với đèn LED. Có thể chiếu sáng khoảng cách 600m phía trước so với 300m như đèn LED.
Ưu điểm: Tuy gọi là đèn Laser nhưng ánh sáng phát ra là do tia Laser được chiếu vào một thấu kích có chứa khí phốt pho bên trong. Chất khí này sẽ bị kích thích và phát ra ánh sáng.
Nhược điểm: giá thành cực kỳ cao khoảng 10000 $.
21/04/2018
0 nhận xét
Nếu đã từng xem qua những chiếc xe đua bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của vô số ống kim loại từ cabin, phía dưới gầm, khoang động cơ, khoang hành lý… Tất cả hệ thống khung kim loại này được gọi là thanh giằng với chức năng làm tăng độ vững chắc của thân xe và triệt tiêu những rung lắc gây hại cho khung xe trong quá trình vận hành.
Thân xe kết nối với các bánh xe thông qua hệ thống treo mà cụ thể là 4 giảm sóc tại 4 bánh xe. Khi chịu tác động từ mặt đường, hoặc tiếp nhận sự điều khiển đột ngột từ hệ thống lái, 4 giảm sóc này di chuyển riêng biệt với nhau. Có những trường hợp chúng tạo ra lực tác dụng trái chiều nhau, làm cho khung xe bị uốn cong hay vặn mình, gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành. Các thanh giằng sẽ kết nối các đỉnh của hệ thống giảm sóc, hoặc giữa các vị trí quan trọng cần phải cường lực của thân xe.
Mỗi loại thanh giằng đều có chức năng và cách lắp đặt khác nhau. Dưới đây là những loại thanh giằng phổ biến nhất, đã được sử dụng trên một số dòng xe ở Việt Nam.
1. Thanh giằng trước (Front strut bar) và thanh giằng dưới (Lower arm bar)
Thanh giằng trước thường kết nối 2 đỉnh giảm xóc hai bên với nhau. Một trong những nhiệm vụ của thanh giằng trước là chia đều lực tác động cho hai bánh xe. Khi vào cua gấp, lực tác động sẽ dồn vào một bên và bên còn lại sẽ có xu hướng nảy lên, tạo ra hiện tượng rất nguy hiểm là lật xe.
Nhưng nếu sử dụng thanh giằng trước, việc một bên giật nảy lên là rất khó do đã được nối liền với bên còn lại. Ngoài ra, thanh giằng trước còn hạn chế hiện tượng văng bánh sau (Oversteer) khi vào cua. Hiện tượng này thường xảy ra với các xe dẫn động cầu sau. Thanh giằng trước sẽ làm cho phần đầu xe vững hơn, gắn kết chắc chắn hơn với thân xe và giảm bớt phần biến dạng giữa thân trước và thân sau.
Thanh giằng trước chỉ liên kết hai đỉnh đầu phuộc và kết nối phía trên ở hai bên. Tuy nhiên, phần phía dưới bao gồm các bộ phận quan trọng như các tay đòn, trục lái vẫn rất hay bị biến dạng do phải vào cua gấp, thay đổi biên độ đột ngột do mặt đường…
Do đó, thanh giằng dưới ra đời nhằm gia cố độ chắc chắn cho hệ thống treo, nhất là phần phía dưới trục bánh xe. Thanh chống lắc còn giảm thiểu hiện tượng uốn cong khung xe, giảm biên độ biến dạng của các tay đòn và giúp cho xe vào cua tốt hơn ở tốc độ cao.
2. Thanh chống lắc trước (Anti-Roll Bar)
Tương tự như thanh giằng trước, thanh chống lắc cũng có nhiệm vụ là cân bằng lực tác động ở hai bên của xe, giúp cho 4 bánh xe luôn áp xuống mặt đường và hạn chế tối đa khả năng lật xe. Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa thanh chống lắc và thanh giằng dưới chính là cách lắp đặt. Nếu như thanh giằng dưới kết nối hệ thống treo ở hai bên thì thanh chống lắc lại được kết nối vào phía dưới của hai giảm xóc.
3. Thanh cố định (Fender bar )
Phần khung xe phía trước thường được thiết kế để chịu những tác động theo phương thẳng đứng thông qua hai giảm xóc. Tuy nhiên, có những trường hợp phần đầu thân xe không chỉ tác động theo phương thẳng đứng. Chằng hạn như khi tăng tốc hay thắng gấp, phần đầu thân xe có xu hướng dãn ra hay nén lại. Hoặc là khi cua gấp, đi qua đường gồ ghề… khung xe gần như bị uốn cong hoặc xóc mạnh. Do đó, thanh cố định ra đời để làm cho phần khung xe phía trước cứng cáp hơn và chịu các lực tác động theo duy nhất phương thằng đứng thông qua giảm sóc.
4. Thanh chống dưới khung gầm (Side Lower Bar)
Trên các đoạn đường xấu, khung gầm trung tâm thường bị ép cong với các mức độ khác nhau bởi việc chuyển trọng lượng giữa trước và sau. Khi lắp thanh chống dưới khung gầm sẽ ổn định được việc chuyển trọng lượng giữa trước và sau, đồng thời cũng giảm thiểu thiệt hại từ các tác động bên.
Otogo.vn tự hảo là nhà cung cấp thanh giằng chất lượng hàng đầu cho các loại xe phổ biến tại Việt Nam.
0 nhận xét