Tất cả tin tức
31/05/2024
I . Điều kiện bảo quản xe ô tô
Khi để ngoài trời ô tô không có mái che hoặc không được phủ bạt bảo vệ sẽ bị tác động bởi bụi, khói bẩn có trong môi trường làm cho bề mặt kính chắn gió bị bám bẩn mà mắt thường khó nhìn ra được, lâu dần sẽ làm xước gạt mưa dẫn đến gạt không sạch.
Do đó, trước khi thay gạt mưa cần phải làm sạch bề mặt kính chắn gió theo từng bước:
- Sử dụng đất set tẩy bụi sơn ( Cleaner Clay ), hoặc các dung dịch tẩy ố kính để chà kỹ bề mặt kính .
- Xịt dụng dịch tẩy rửa chuyên dụng vào những vùng kính đã dùng đất set tẩy tụi , sau đó dùng khăn chuyên dụng lau sạch .
Qúy khách có thể tham khảo 1 số sản phẩm Tẩy Ố Kính Ô Tô OMINO M98 hoặc Chai Xịt Tẩy Ố Kính Ô Tô OMINO M86
II. Kiểm tra, xử lý bề mặt kính chắn gió và các bộ phận liên quan đến chức năng gạt mưa
- Kính chắn gió bị ố, mốc: phải tẩy rửa bằng hóa chất chuyên dụng.
- Kính chắn gió bị xước: phải đánh lại kính bằng máy chuyên dụng.
- Kính chắn gió bị nứt: phải hàn, đánh lại kính hoặc thay mới (nếu bắt buộc).
- Cần gạt bị lỏng, có độ rơ: phải siết chặt lại hoặc thay mới (nếu bắt buộc).
- Lắp sai kích thước gạt mưa: phải chuyển về đúng kích thước nguyên bản trên xe.
III. Kiểm tra nước rửa kính
Sử dụng nước rửa kính pha sẵn hoặc tự pha đều phải có thương hiệu, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật có tác dụng làm sạch bề mặt kính và dưỡng lưỡi gạt cao su.
Chú ý: nguồn nước pha bắt buộc sử dụng nước lọc tinh khiết RO (đã loại bỏ cặn canxi để không tạo thành lớp màng bám).
IV: Sử dụng đúng chức năng của gạt nước
Nhiều lái xe có thói quen bật gạt mưa mà không bật chế độ phun nước rửa kính trước khi gạt, như vậy rất dễ làm hỏng lưỡi cao su gạt mưa và làm xước bề mặt kính chắn gió.
Vậy nên, khi muốn bật chức năng gạt nước thì phải luôn bật trước chế độ phun nước rửa kính để làm sạch các chất bẩn bám trên bề mặt kính chắn gió. Tác dụng của việc phun nước rửa kính trước khi gạt là:
- Làm giảm ma sát tiếp xúc giữa lưỡi gạt cao su với bề mặt kính,
- Giúp tăng độ êm ái khi gạt,
- Tăng độ bền của lưỡi gạt và tránh gây ra tình trạng xước bề mặt kính chắn gió.
- Trong qúa trình sử dụng nếu trời mưa nhỏ, nước mưa có tính axit cao dễ gây ra tiếng kêu , nên sử dụng kết hợp xịt vs nước rửa kính, và chú ý vệ sinh lưỡi gạt bằng khăn ướt .
04/05/2018
0 nhận xét
Hiện nay việc gara lắp đèn chế đèn có nhiều đơn vị lắp nhưng xu hướng hiện nay khách hàng vẫn tự động lắp và việc lắp ráp trở lên đơn giản và đễ hơn khi việc thay thế bóng đèn từ chân bóng đèn hallogen sang bóng đèn Xenon, Bi Xenon hiện khó hơn thay bóng Led có bi cầu hoặc thay Bi Gầm Xenon Đơn Giản Hơn, Việc nhưng người có xe luôn đặt ra câu hỏi về loại bóng đèn nào chân bóng đèn nào phù hợp với loại xe mình đang có
Xe Ô tô của BMV dùng chân bóng đèn nào?
Xe Ô tô của Chevrolet dùng chân bóng đèn nào?
Xe Ô tô của Daewoo dùng chân bóng đèn nào?
Xe Ô tô của Daihatsu dùng chân bóng đèn nào?
Xe Ô tô của Hyundai dùng chân bóng đèn nào?
Xe Ô tô của Mazda dùng chân bóng đèn nào?
Xe Ô tô của Ford dùng chân bóng đèn nào?
Xe Ô tô của Mitsubishi dùng chân bóng đèn nào?
Xe Ô tô của KIA dùng chân bóng đèn nào?
Xe Ô tô của TOYOTA dùng chân bóng đèn nào?
Xe Ô tô của SUZUKI dùng chân bóng đèn nào?
Hiêu Được Điều Đó Chúng Tôi Cung Cấp Tất Cả Sản Phẩm Liên Quan Đến Đèn, Hệ Thống Chiếu Sáng
BMW
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
3 series (1998 - )
H7 halogen
H7 halogen/D2S Xenon
5 series (1998 - )
H7 halogen
H7 halogen/D2S Xenon
7 series (1998 - )
HB3 halogen
H7 halogen/D2S Xenon
Chevrolet
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
Captiva
H1 halogen
H7 halogen
Daewoo
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
Gentra
H4 halogen
Lacetti
H1 halogen
H7 halogen
Lanos
H4 halogen
Leganza
H3 halogen
H1 halogen
Magnus
H1 halogen
H1 halogen
Matiz
H4 halogen
Nubira
H4 halogen
Daihatsu
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
Charade
H4 halogen
CityVan
H4 halogen
Terios
H4 halogen
Fiat
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
Albea
H1 halogen
H7 halogen
Doblo
H1 halogen
H7 halogen
Siena
H7 halogen
H7 halogen
Tempra
H4 halogen
Ford
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
Escape (2001 - 2004)
H4 halogen
Escape (2004 - )
HB3 halogen
HB4 halogen
Everest
H4 halogen
Focus
H1 halogen
H7 halogen
Laser
H3 halogen
H7 halogen
Mondeo (- 2004)
H1 halogen
H7 halogen/D2S Xenon
Mondeo (2004 -)
H3 halogen
H7 halogen/D2S Xenon
Ranger
H4 halogen
Transit
H4 halogen
Honda
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
Civic
HB3 halogen
HB4 halogen//D2R Xenon
Hyundai
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
Santa Fe
H7 halogen
H7 halogen
Isuzu
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
D-max
H4 halogen
Hi-Lander
H4 halogen
Trooper
H4 halogen
Kia
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
Carens
H1 halogen
H7 halogen
Carnival
H7 halogen
H7 halogen
Cerato
H4 halogen
Morning
H4 halogen
Pride CD5
H4 halogen
Rio
H4 halogen
Sorento
H1 halogen
H1 halogen
Spectra
H4 halogen
Sportage
H4 halogen
Mazda
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
3
HB3 halogen
H7 halogen
6
H1 halogen
H1 halogen
Premacy
H4 halogen
323 (1998 - )
H4 halogen
626 (1998 - )
H1 halogen
H7 halogen
Mercedes-Benz
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
C class
H7 halogen
H7 halogen/ D2R Xenon
E class
H7 halogen
H7 halogen/ D2S Xenon
ML
H7 halogen
H7 halogen/ D2S Xenon
S class
H7 halogen/ D2R Xenon
H7 halogen/ D2R Xenon
Mitsubishi
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
Grandis
H9 halogen
H1 halogen
Jolie (- 2001 và 2004 -)
H4 halogen
Jolie (2001 - 2004)
H1 halogen
H7 halogen
Lancer
H4 halogen
Pajero
H4 halogen
SsangYoung
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
Musso
H1 halogen
H4 halogen
Suzuki
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
APV
H4 halogen
Carry Van
H4 halogen
Grand Vitara
H4 halogen
Vitara
H4 halogen
Wagon R+
H4 halogen
Toyota
Bóng đèn pha
Bóng đèn cốt
Camry
HB3 halogen
H7 halogen
Corolla Altis
HB3 halogen
HB4 halogen
Innova
H4 halogen
Land Cruiser
H4 halogen
Vios
H4 halogen
Zace
H4 halogen
Để Được Tư Vấn Hỗ Trợ Sản Phẩm Vui Lòng Liên Hệ Hotline Của Chúng Tôi
Otogo.vn
26/04/2018
0 nhận xét
Hiện nay, đang có 4 công nghệ chiếu sáng chính trên xe hơi là đèn Halogen, Xenon, LED và Laser. Đèn pha Halogen được trang bị phổ biến cho các ô tô hiện nay, một số ô tô cao cấp hơn trang bị đèn pha Xenon hay LED và mới nhất là công nghệ đèn pha Laser. Mỗi loại công nghệ đều có ưu nhược điểm riêng.
Ngoài ra hiện nay trên thị trường còn xuất hiện lại đèn lưỡng tính đó là bi Xenon
Những khác biệt chính:
So sánh về màu sắc ánh sáng:
Đèn LED: 6.000 độ K trở lên
Đèn Xenon: 4.500 độ K
Đèn Halogen: 3.200 độ K
Đèn LED chiếu sáng tốt hơn các biển báo trong đêm, trong khi đèn Xenon chiếu sáng tốt hơn khu vực hai bên đường. Điều này một phần là vì đèn Xenon thường tạo ra nhiều ánh sáng hơn đèn LED.
Đèn pha LED và Xenon cung cấp một vùng ánh sáng lớn trên đường trong khi đèn pha Halogen chỉ cung cấp một vùng ánh sáng nhỏ màu vàng phí trước đầu xe. Nếu bạn dang muốn ánh sáng cường độ cao, Xenon có thể là lựa chọn tốt nhất. Trong khi đó, đèn LED ít gây lóa hơn Xenon, tiêu thụ điện năng thấp và tuổi thọ cao nhưng lại đi kèm với mức giá cao hơn và nhìn chung đèn LED có cấu tạo phức tạp, và khó sửa chữa hơn đèn Xenon hay Halogen. Đèn Laser thì chỉ mới xuất hiện gần đây và chỉ được trang bị trên những chiếc siêu xe
So sánh về tuổi thọ đèn
Đèn LED: 15.000 giờ.
Đèn Xenon: 2.000 giờ, và có công suất khoảng 35 W
Đèn Halogen:1.000 giờ, và có công suất khoảng 55 W
1. Đèn Halogen
Được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường và được tìm thấy trên đa số các mẫu xe hiện nay. Những bóng đèn này tương tự như đèn sợi đốt và sử dụng dây tóc vonfram để tạo ra ánh sáng. Đèn Halogen sinh nhiệt cao nên dễ bị ảnh hưởng đến hiệu suất chiếu sáng.
Ưu điểm: Chi phí thay thế thấp, tuổi thọ cao
Nhược điểm: đi ban đêm đèn chiếu sáng kèm, đa số năng lượng bị biến thành nhiệt năng hô ích thay vì quang năng.
2. Đèn Xenon
Đèn Xenon tạo ra luồng sáng sáng hơn đèn Halogen và tỏa ít nhiệt hơn. Về cơ bản thì nó có nguyên tắn hoạt động giống như bóng đèn neon trong nhà. Đèn Xenon tạo ra ánh sáng màu xanh-trắng và cường độ sáng rất cao, gấp 2 đến 3 lần đèn Halogen nhưng có thể gây lóa mắt xe đối diện.
Đèn Xenon cần nguồn điện lớn để sử dụng nhưng chỉ cần rất ít điện năng để duy trì độ sáng ổn định.
Ưu điểm: Tuổi thọ cao, cường độ sáng cao, tiết kiệm nhiên liệu hơn Halogen, đi đêm rõ như ban ngày.
Nhược điểm: Chi phí thay thế tốn kém, gây lóa mắt xe đối diện.
Đèn Xenon IPHCAR do otogo.vn phân phối
* Đèn bi Xenon, bi Xenon projector:
Đèn Bi Xenon: Là loại đèn lưỡng tính, trong đó cho ra ánh sáng có cả pha và cos tức vừa chiếu xa và chiếu gần. Trong khi đó, đèn Xenon chỉ cho ra ánh sáng Cos tức chỉ chiếu gần.
Đèn Xenon Projector: Cái kính lúp hội tụ ánh sáng vào một điểm nếu có nam châm điện thay đổi góc chiếu sáng (cho đèn pha) thì sẽ thành Bi Xenon. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí các hãng xe thường không cho nam châm điện vào nên chỉ tạo ra đèn đèn cos.
3. Đèn LED
LED là đèn pha công nghệ mới, thay vì phát sáng bằng khí như Xenon hay sợi đốt của Halogen, đèn pha LED phát sáng thông qua các diode nhỏ khi có dòng điện kích thích. Loại đèn pha này chỉ có một nguồn năng lượng rất nhỏ nhưng có thể phát một lượng nhiệt đáng kể trên diode.
Đèn pha LED gồm những bóng đèn LED có kích cỡ nhỏ. Loại ánh sáng của đèn pha LED là ánh sáng định hướng chứ không phải khuếch tán nên đây là loại đèn pha cho chất lượng tốt tuy cường độ sáng không bằng Xenon. Đạt độ sáng tối đa cực nhanh chỉ trong một vài phần triệu của giây. Đây là lý do tại sao đèn LED chỉ thường được trang bị cho đèn báo rẽ hay đèn hậu. Chúng có thể tăng thời gian phản ứng của những lái xe khác lên 30%.
Ưu điểm: Tuổi thọ cao, sử dụng công suất thấp, thời gian phát sáng tối đa nhanh, kích cỡ nhỏ nên được chế tạo thành bất cứ hình nào.
Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp, chi phí thay thế rất cao, cường độ ánh sáng yếu hơn Xenon.
4. Đèn LASER
Là công nghệ chiếu sáng hiện đại nhất trên xe hơi, chỉ xuất hiện trên các mẫu xe siêu sang như BMW I8, AUDI A8 mới được trang bị công nghệ này. Đèn LASER được cho là tạo ra nguồn sáng mạng gấp 1000 lần đèn LED nhưng chỉ tiêu thụ một lượng điện năng bằng 2/3 hay 1/2 so với đèn LED. Có thể chiếu sáng khoảng cách 600m phía trước so với 300m như đèn LED.
Ưu điểm: Tuy gọi là đèn Laser nhưng ánh sáng phát ra là do tia Laser được chiếu vào một thấu kích có chứa khí phốt pho bên trong. Chất khí này sẽ bị kích thích và phát ra ánh sáng.
Nhược điểm: giá thành cực kỳ cao khoảng 10000 $.
0 nhận xét